Chào các bạn tân sinh viên! Hiện tại các bạn cảm thấy thế nào? Chắc hẳn các bạn đang vừa háo hức muốn khám phá thế giới xung quanh nhưng cũng vừa lo lắng, bất an về môi trường sống mới lạ lẫm đúng không? Trong bài viết của Haruka lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những kiến thức đầu tiên được cho là quan trọng và cần thiết để các bạn có thể khởi đầu cuộc sống ở Nhật một cách thật suôn sẻ nhé!
Hãy tham gia mua bảo hiểm sức khỏe quốc dân: Lưu học sinh sống ở Nhật với khoảng thời gian trên 1 năm phải tham gia đóng bảo hiểm sức khỏe toàn dân. Nếu bạn có thẻ bảo hiểm sức khỏe toàn dân, bạn sẽ phải chi 30% chi phí thuốc men và phí khám bệnh. Thủ tục nộp bảo hiểm sức khỏe toàn dân được thực hiện ở Ủy ban quận nơi bạn sinh sống
Sở hữu một chiếc xe đạp bạn sẽ có thể dùng nó để đi học, đi chợ hay thậm chí đi chơi.
Chú ý: Những xe để không đúng nơi quy định sẽ bị tịch thu tạm giữ. Để nhận lại chiếc xe, bạn phải nộp 2,000 ~ 5,000 yên tùy theo loại xe
- Hãy tuân thủ những quy định đối với xe đạp!
- Để xe đạp vào nơi được quy định
- Vừa đạp xe vừa cầm ô hay nghe điện thoại rất nguy hiểm
- Đèo hai người bị phạt dưới 20,000 yên
- Đeo tai nghe không nghe thấy âm thanh xung quanh sẽ rất nguy hiểm
Mua vé tháng
Khi đi học bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền đi lại nếu mua vé tháng dành cho sinh viên. Vé được bán với loại 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng, thời gian càng dài thì càng rẻ. Nếu đi học các bạn sẽ có thể mua vé tháng dành cho sinh viên, còn lại phải mua vé tháng thông thường. Hãy hỏi chi tiết thông tin ở trường mình nhé!
Hãy làm thủ tục đổi địa chỉ khi chuyển nhà
Nếu bạn chuyển nhà và địa chỉ thay đổi thì hãy làm thủ tục đổi địa chỉ với bưu điện. Trong vòng 1 năm bạn sẽ được chuyển bưu phẩm thư từ tới địa chỉ mới miễn phí. Bạn có thể làm thủ tục trực tiếp tại bưu điện hoặc qua internet. Hãy tham khảo theo link http://www.post.japanpost.jp/service/tenkyo/
Trường hợp khẩn cấp
Số điện thoại 110 và 119
Những trường hợp khẩn cấp như có trộm đột nhập vào nhà, hay khi gặp tai nạn, bạn chỉ cần gọi theo số 110 hay 119 thì sẽ có người đến giúp đỡ. Hãy cứ bình tĩnh và nói lại cho họ về tình hình của bạn
110: Số đường dây nóng 110 được dùng để gọi cảnh sát trong trường hợp gặp tội phạm (trộm cắp ví, trộm đột nhập vào nhà, nghe thấy tiếng kêu cứu…), hay những trường hợp xảy ra tai nạn
119: Trong trường hợp hỏa hoạn, gọi xe cấp cứu thì gọi 119
Những apply cần dùng khi khẩn cấp do chúng tôi khuyên dùng!
- NHK NET Rajiru Rajiru
- Yahoo! Bosaisokuho
- Kaichudento
- Norikae NAVITIME
Cách vứt rác
Rác được phân làm 2 loại chính là rác xử lý và rác tài nguyên có thể tái sử dụng. Cách vứt rác mỗi nơi có một quy định khác nhau. Các bạn hãy tham khảo tờ rơi hoặc homepage của cơ quan hành chính quản lý nơi mình đang sống. Nếu không hiểu bạn có thể hỏi chủ cho thuê nhà, công ty bất động sản hay hàng xóm của mình
Nơi tư vấn khi gặp khó khăn
- Ủy ban giao lưu quốc tế Tokyo: sẽ giới thiệu cho bạn nơi tư vấn khi gặp vấn đề trong cuộc sống. SĐT: 03-5294-6542 và 03-5294-6540
- Góc tư vấn cho người nước ngoài của Sở cảnh sát: Bạn có thể được tư vấn những vấn đề liên quan đến tội phạm. SĐT: 03-3503-8484. Thời gian từ 8:30 đến 17:15
- Đường dây nóng “Yorisoi hotline”, tư vấn qua điện thoại miễn phí toàn quốc: Bạn có thể tư vấn về cuộc sống tại Nhật Bản
SĐT: 0120-279-338: Thứ 5 tuần thứ nhất, thứ 3 và thứ 5 của tháng có trả lời bằng tiếng việt
- Trung tâm hỗ trợ tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài: Bạn có thể tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại về các thủ tục hành chính hay những vấn đề liên quan đến cuộc sống
SĐT: 03-3202-5535 và 03-5155-4039: Thứ 6 có trả lời bằng tiếng Việt