KHÁM PHÁ NHẬT BẢN: TẠI SAO TIẾNG NHẬT CÓ TỚI BA LOẠI...

KHÁM PHÁ NHẬT BẢN: TẠI SAO TIẾNG NHẬT CÓ TỚI BA LOẠI CHỮ ? (CHỮ HÁN, CHỮ MỀM, CHỮ CỨNG)

0
CHIA SẺ

Các bạn chắc đều biết tiếng Nhật sử dụng ba loại chữ là Kanji, Hiragana và Katakana. Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao lại phải dùng nhiều như vậy, sao không dùng chữ romaji (chữ la tinh) như tiếng Việt cho tiện?

Haruka sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn vai trò 3 loại chữ Kanji, Hiragana, Katakana trong tiếng Nhật và trả lời cho câu hỏi trên để giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự thú vị này của Tiếng Nhật

Chữ Kanji trong tiếng Nhật

Giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Nhật Bản cũng chịu sự ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và một trong những biểu hiện rõ nét nhất chính là chữ viết. Điều này đã dẫn tới sự ra đời của hệ thống chữ Kanji.

kanjji

Trong tiếng Nhật, các danh từ và gốc của các tính từ và động từ thường viết bằng chữ Hán gọi là chữ Kanji. Các trạng từ cũng đôi khi được viết bằng loại chữ này. Điều này đồng nghĩa với việc để học được chữ Kanji trong tiếng Nhật bạn phải học các chữ tiếng Hán. Làm được điều đó, việc học tiếng Nhật đặc biệt với chữ kanji sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Mặc dù vậy, trong khi sử dụng người Nhật dần phát hiện ra những hạn chế của chữ Kanji. Khó khăn gặp phải là do tiếng Nhật là ngôn ngữ phức tạp trong cách nối và ghép âm vì vậy phải ghép vài âm tiết mới thành một từ trong. Thêm vào đó, ngữ pháp tiếng Nhật có những quy định khác nhau về cách chi thì của động từ, do đó chữ Kanji chưa thể hiện hết được những điều này.

Tuy nhiên chữ Kanji vẫn có những ưu điểm của riêng mình đó là: so với chữ Hiragana, Kanji sẽ giúp việc đọc của bạn trở nên dễ dàng và diểu hiểu hơn rất nhiều vì khi dùng Hiragana bạn khó mà biết được từ này bắt đầu và kết thúc ở đâu. Thêm vào đó, chữ Kanji cũng không tới mức quá khó học như bạn vẫn nghĩ.

Sự  ra  đời  của chữ  Hiragana

Hiragana còn được gọi là kiểu chữ mềm của tiếng Nhật là kiểu chữ âm tiết truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống

hiragana

Hiragana là chữ viết ra đời sau Kanji nhằm khắc phục những khó khăn mà hệ thống chữ Kanji gặp phải trong việc thể hiện ngôn ngữ tiếng Nhật bằng chữ viết. Do đó nên có thể hiểu nhiệm vụ chính của chữ Hiragana là thực hiện chức năng ngữ pháp trong tiếng Nhật. Điều này giúp việc thể hiện của chữ viết tiếng Nhật trở nên đơn giản, dễ hiểu mà vẫn thực hiện đầy đủ chức năng ngôn ngữ của mình.

Tên gọi Hiragana được hình thành từ tiếng “hira” là “bình” và “gana” là “mượn tạm”. Từ đó có thể hiểu rằng, Hiragana là hệ thống chữ mượn tạm và hình thành bằng cách đơn giản hóa chữ ban đầu.

Vai  trò  của  chữ  Katakana  trong  tiếng  Nhật

Khi sự giao lưu văn hóa phương Tây tới Nhật Bản ngày một nhiều và sâu sắc, việc phiên âm lại tiếng nước ngoài từ chữ viết Latinh sang tiếng Nhật bắt đầu gặp những khó khăn. Do có nhiều từ, người Nhật không tìm được chữ Kanji nào tương ứng để thể hiện do đó chữ Katakana ra đời nhằm giúp việc đọc phiên âm tiếng nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.

katakana

Chính vì vậy mà trong 3 hệ thống chữ viết tiếng Nhật, Katakana được dùng chủ yếu cho việc ghi phiên âm các từ mượn từ tiếng nước ngoài. Nó cũng có thể được sử dụng để nhấn mạnh 1 từ nào đó giống như khi ta dùng chức năng chữ in nghiêng.

Với việc tìm hiểu sự ra đời của các hệ thống chữ viết tiếng Nhật chúng ta đã hiểu vì sao có tới 3 loại chữ viết trong tiếng Nhật. Vai trò của chúng trong tiếng Nhật là hoàn toàn khác nhau do đó khi học tiếng Nhật bạn chẳng thể bỏ qua bất cứ loại chữ nào trong số này cả. Bên cạnh đó với sự ra đời và phát triển của các loại chữ viết tiếng Nhật chúng ta phần nào hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản, để thấy rằng người Nhật luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới nhưng luôn đề cao cái riêng của mình trong đó.

Sự đa dạng trong bảng chữ cái tiếng Nhật cũng đã thể hiện được sự đa dạng trong văn hóa của người Nhật, khám phá thứ ngôn ngữ phong phú này cũng đồng nghĩa với việc khám phá con người Nhật, đất nước Nhật và nền văn minh của đất nước hoa anh đào này. Và những điểm đặc biệt trong ngôn ngữ tiếng Nhật cũng là một đặc trưng mà không phải ngôn ngữ của đất nước nào cũng có được.