Con đường du học của các bạn du học sinh Nhật và tương lai ở đất nước Nhật luôn là nỗi băn khoăn của các bạn trẻ. Tất cả những bạn sang Nhật đều có những mục tiêu và hoài bão riêng của mình. Chính vì vậy, những dự định sau khi hoàn thành chương trình học tiếng của từng bạn cũng khác nhau. Có bạn sẽ thi lên senmon hoặc học lên đại học, cao học, hoặc là đi làm nếu đã có bằng đại học ở Việt Nam. Có nhiều con đường cho các bạn lựa chọn. Dưới đây là những con đường mà bạn có thể lựa chọn và có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng cho con đường đó
① Bạn là một học sinh đã tốt nghiệp trường Trung học phổ thông tại Việt Nam, nhưng bạn vẫn chưa có vốn tiếng Nhật tốt và mong muốn của bạn là có thời gian ôn tập để học tiếp lên trường đại học
Thực chất là du học sinh không thể học xong trường tiếng rồi lại đăng ký học tiếp lên một trường tiếng khác nữa, nên nếu như các bạn muốn có thêm thời gian để tích lũy thêm kỹ năng tiếng Nhật của mình nữa thì lựa chọn tốt nhất cho các bạn là các bạn có thể đăng ký vào một số trường senmon có khoa đào tào tiếng Nhật để có thể xin được visa dưới dạng học tiếp lên trường nghề và giành nhiều thời gian hơn cho việc ôn tập tiếng Nhật của mình. Có nhiều trường đào tạo tiếng Nhật dưới hình thức các khoa như Khoa giáo dục tiếng Nhật, khoa quốc tế,…),
② Bạn đã tốt nghiệp THPT ở Việt Nam, cảm thấy mình đã đủ năng lực tiếng Nhật, có nguyện vọng thi vào một trường đại học hay trường nghề nào đó
Để có thể thi vào trường nghề, trường đại học bên Nhật thì các du học sinh phải tham gia kỳ thi日本留学試験, riêng có một số trường senmon họ không yêu cầu phải tham gia kỳ thi này. Tuy nhiên lưu ý với các bạn rằng các trường có tiếng hoặc là các trường thuộc top những trường tốt ở Nhật thường sẽ yêu cầu các bạn tham gia kỳ thi này để có thể đánh giá năng lực thực sự của các bạn.
Kỳ thi này gồm thi tiếng Nhật Bản (gồm 4 phần đọc hiểu,nghe hiểu,nghe đọc hiểu,tập làm văn). Tổng điểm tiếng môn tiếng Nhật Bản là 400 điểm và tập làm văn 50 điểm
Để thi vào trường nghề, hoặc trường đại học, bạn phải thi kì thi dành cho du học sinh (日本留学試験)、dưới đây mình sẽ gọi là thi ryu. Có 1 số trường senmon không cần thi kì này, nhưng những trường senmon tốt thường bắt thi mấy môn trong các môn của kì thi ryu. Đại học cũng vậy, trường tư có thể không cần, nhưng trường công lập, quốc lập, hoặc trường tư nổi tiếng thì phải cần, với điểm thi càng cao càng tốt. Thi ryu gồm thi tiếng Nhật Bản (gồm 4 phần đọc hiểu,nghe hiểu,nghe đọc hiểu,tập làm văn). Tổng điểm tiếng môn tiếng Nhật Bản là 400 điểm và tập làm văn 50 điểm.
Các môn tự nhiên xã hội tổng điểm 400. Tùy theo bạn học ngành gì mà môn thi sẽ khác như sau:
– Nếu học các ngành nhân văn:như kinh tế, văn, luật… thì bạn phải thi toán 1 và môn tổng hợp (総合科目)
– Nếu học ngành kĩ thuật (cơ khí, nông nghiệp, y khoa, xây dựng, vật lí, môi trường…) thì phải thi toán 2 và 2 trong 3 môn lí, hóa, sinh. Về việc chọn 2 môn trong 3 môn lí , hóa, sinh thì tùy trường, khoa; nhưng thường thì sẽ chọn lí và hóa hoặc hóa và sinh (Rất ít trường cho thi lí và sinh). Bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi quyết định học thi môn nào
Tổng điểm tối đa cho kỳ thi này là 800 điểm. Các bạn lưu ý rằng, điểm càng cao thì các bạn càng có lợi thế khi thi lên đại học. Kì thi này còn được gọi là kỳ thi ryu, diễn ra vào tháng 6 và tháng 11 hàng năm.
Tiếp theo sau kỳ thi này, bạn có thể sử dụng kết quả để nộp hồ sơ thi đại học. Thông thường các trường đại học chỉ nhận kết quả trong thời gian 1 năm tính từ khi nhận hồ sơ. Khi thi đại học, tùy trường, tùy ngành mà có thể phải thi toán lí hóa lại lần nữa theo đề trường, thi tiểu luận văn, thi phỏng vấn. Thang điểm đánh giá, tùy theo trường, nhưng thường thì sẽ theo tỉ lệ %, điểm ryu, điểm thi kì thi trường, điểm TOEIC …mỗi điểm bao nhiêu phần trăm,rồi tính tổng lại, nên điểm ryu càng cao càng có lợi thế.
Ở Nhật Bản, các trường đại học thường tổ chức thi từ tháng 1 đến tháng 3, cũng có trường thi mùa thu tầm tháng 7 đến tháng 8. Kì thi ryu diễn ra trước khi nộp hồ sơ đại học từ 3 đến 9 tháng, nên nhiều bạn đến khi nộp hồ sơ thi đại hoc mới nhận ra mình chưa thi ryu, dẫn tới lỡ mất thời gian và cơ hội. Chính vì vậy mà các bạn nên lưu ý nhé
③ Bạn đã tốt nghiệp trường Đại học tại Việt Nam, bạn mong muốn tiếp tục chương trình cao học tại Nhật Bản
Đây thực sự là một cánh cửa rộng mở cho nhiều sinh viên tài năng và muốn phát triển sự nghiệp của mình tại Nhật Bản. Việc học cao học đòi hỏi bạn phải có đủ năng lực để có thể tham gia kỳ thi đầu vào. Việc lựa chọn cho mình một ngôi trường tốt và phù hợp cũng rất quan trọng. Riêng vấn đề này thì bạn không thể tự quyết định mà phải có sự tham khảo và tìm cho mình một thầy cô hướng dẫn. Bạn cũng nên tìm hiểu trước thông tin ở trên web của trường đại học và tiến hành nộp hồ sơ
Nếu bạn lựa chọn đăng ký trở thành nghiên cứu sinh của trường thì điều kiện để làm nghiên cứu sinh tại trường đại học cũng rất là quan trọng và đòi hỏi trình độ tương đối cao (N1, hoặc TOEIC, TOFLE..) cùng với các loại bằng cấp cần thiết
④ Bạn muốn đi làm ngay khi sang Nhật vì bạn đã có bằng đại học ở Việt Nam cộng với khả năng tiếng Nhật tốt.
Lựa chọn này thực sự là một sự chạy đua thực sự dành cho những cá nhân có năng lực thực sự và đủ khả năng để xây dựng sự nghiệp của mình tại Nhật. Trước tiên bạn cần phải có một thái độ nghiêm túc, tìm hiểu kỹ càng và có kế hoạch cụ thể chi tiết cho việc nộp hồ sơ, phỏng vấn nhiều vòng và tham gia kỳ thi năng lực nhiều lần để thể hiện tài năng của mình với nhà tuyển dụng. Để có thể lựa chọn được cho mình công việc phù hợp và theo đuổi nó để đạt được thành công trong tương lai. Lời khuyên cho các bạn đó là phải nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình, tìm hiểu kỹ tính chất công việc và môi trường có thể vừa cho mình cơ hội, vừa có thể hạn chế điểm yếu và khuyến khích điểm mạnh của các bạn. Hãy mạnh dạn đầu tư thời gian và tâm huyết để lựa chọn công việc theo ước muốn của mình nhé