LỰA CHỌN TRƯỜNG CHUYÊN MÔN; CÁC NGÀNH CHỦ YẾU TẠI TRƯỜNG CHUYÊN...

LỰA CHỌN TRƯỜNG CHUYÊN MÔN; CÁC NGÀNH CHỦ YẾU TẠI TRƯỜNG CHUYÊN MÔN

0
CHIA SẺ

Trường chuyên môn là cơ sở đào tạo có quan hệ mật thiết với nghề nghiệp. Trường có nhiều khoa liên quan đến nhiều nghề nghiệp khác nhau. Học sinh trường chuyên môn được trang bị chương trình học giúp làm quen với tri thức, kỹ thuật, tư cách cần thiết. Giờ học chủ yếu là thực hành các kiến thức và kỹ thuật liên quan đến chuyên môn.

truong-chuyen-mon

Vì vậy khi lựa chọn khoa của trường chuyên môn, điều quan trọng nhất là bạn phải cân nhắc kỹ đến công việc mà bạn muốn làm. Trường chuyên môn đào tạo 8 lĩnh vực khác nhau đó là Công nghiệp, Thương mại, Y tế, Vệ sinh, Văn hóa, Giáo thường dục – Phúc lợi xã hội, Trang phục gia đình, Nông nghiệp

Các chuyên ngành chủ yếu được đào tạo tại trường chuyên môn

Ngành nghề Khoa/ khóa học
Công nghiệp, Nông nghiệp

Điện, điện tử, đo đạc, kiến trúc, nội thất, máy móc thiết bị, robot, bản đồ thiết kế, thiết kế web, IT đa phương tiện, game, anime, CG, xử lý thông tin, hệ thống thông tin, sửa chữa xe ô tô, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật phát sóng, kính, môi trường, thông tin, công nghệ sinh học, thiết kế vườn v.v…

Y tế

Y tá, kỹ thuật lâm sàng, kiểm tra lâm sàng, điều trị phóng xạ, kỹ thuật nha khoa, vệ sinh nha khoa, chỉnh hình theo jyudo, châm cứu, mát xa, bấm huyệt, vật liệu trị liệu, cấp cứu, ngôn ngữ thính giác, luyện thị giác, dược, v.v

Vệ sinh (dinh dưỡng, nấu ăn, làm bánh)

Dinh dưỡng, nấu ăn, làm bánh ngọt, làm bánh mì, cà phê,v.v

Vệ sinh (làm đẹp, thẩm mĩ)

Cắt tóc, thẩm mĩ, trang điểm, làm móng, spa v.v

Giáo dục, phúc lợi, xã hội

Giáo dục mẫu giáo, trông trẻ, phúc lợi xã hội, chăm sóc người già, phúc lợi nhi đồng, phúc lợi bảo hiểm tinh thần

Nghiệp vụ thương mại

Sổ sách, kế toán tài chính, thuế vụ, kinh doanh, thương mại quốc tế, xử lý thông tin, thương mại thông tin, nghiệp vụ y tế, thư ký y tế, thư ký, tốc ký, du lịch lữ hành, khách sạn, cưới hỏi, hoa, hàng không, lưu thông, ngoại thương bán hàng, đa phương tiện,v.v

Trang phục, gia đình

Thiết kế thời trang, thương mại thời trang, kỹ thuật thời trang, stylish, thợ ghép chi tiết, kimono, cưới hỏi, chất liệu, người mẫu v.v

Văn hóa, giáo dục

Ngôn ngữ, hàng không, biên phiên dịch, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, nhiếp ảnh mỹ thuật nghệ thuật, âm nhạc vũ đạo, phát sóng điện ảnh hinh ảnh, hoạt hình truyện tranh, CG hình minh họa, diễn viên lồng tiếng, diễn viên, truyền thông biên tập xuất bản, văn hóa bản hành chính, nhân viên nhà nước, cảnh sát, cảnh sát chữa cháy, trang sức, thiết kế mỹ thuật, thiết kế hoa, huấn luyện viên thể thao, thư pháp, nghệ thuật nhuộm, bảo vệ động vật, cắt tỉa lông, huấn luyện động vật v.v

 

Thủ tục vào học tại trường chuyên môn

Thủ tục nhập học ở Nhật Bản

  1. Thời gian nhập học và lựa chọn trường học
  2. Xin mẫu hồ sơ nhập học
  3. Chuẩn bị, gửi hồ sơ

**Hồ sơ gồm có: Bằng tốt nghiệp của bậc học cao nhất, bảng điểm của trường học ở bậc học cao nhất, giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật, giấy khám sức khỏe, ảnh. Giấy chứng nhận tham dự khóa học tại cơ sở đào tạo tiếng Nhật và bảng điểm. Giấy chứng nhận tốt nghiệp (hoặc chuẩn bị tốt nghiệp) tại cơ sở đào tạo tiếng Nhật (đối với trường hợp sống tại Nhật Bản)

**Tùy từng trường mà hồ sơ cần thiết cũng khác nhau. Bạn hãy kiểm tra nội dung chi tiết tại các trường

  1. Thi đầu vào
  2. Đỗ: Thường tổ chức từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
  3. Nộp phí nhập học/Học phí: Nộp theo đơn vị 6 tháng hoặc 1 năm, tùy vào từng trường
  4. Nhận văn bằng chứng chỉ
  5. Xin visa: *Hồ sơ cần thiết để xin cấp visa: Giấy gọi nhập học của trường cấp. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, Bản sao mặt trước, mặt sau của chứng minh thư, đơn xin cấp visa (Bố trí ở cơ quan ngoại giao), ảnh 2 tấm (dùng để xin cấp visa
  6. Nhập học

Chương trình trải nghiệm giờ học tại các trường chuyên môn

Chương trình giờ học trải nghiệm

Tháng 7 ~ 8 là thời gian nghỉ hè tại các trường chuyên môn cũng như cao đẳng hay đại học. Trong thời gian này các trường chuyên môn và trường đại học thực hiện chương trình  “Open Campus” hoặc chương trình trải nghiệm giờ học dành cho đối tượng là sinh viên nhập học vào năm sau. Đặc biệt, trải nghiệm giờ học do các trường chuyên môn thực hiện thường là tham quan các cơ sở đào tạo của trường hoặc các thiết bị sử dụng trong giờ học. Có những trường thực hiện chương theo hình thức giờ học, bởi vậy những người tham gia giờ học thử có thể cảm nhận rõ không khí thực tế của giờ học tại trường

Tham gia vào chương trình trải nghiệm giờ học, giúp các bạn hiểu được rõ hơn không khí học tập cũng như có hình dung rõ ràng về cơ sở đào tạo so với việc chỉ xem trên tài liệu. Vì vậy, ngay cả khi bạn đã quyết định học trường nào đó rồi, lời khuyên của chúng tôi là tốt nhất bạn vẫn nên tham gia vào chương trình trải nghiệm giờ học

Mỗi trường học sẽ có những quy định khác nhau khi đăng ký tham gia chương trình trải nghiệm giờ học. Mỗi trường lại có yêu cầu khác nhau khi đăng ký tham gia chương trình trải nghiệm, có trường trả cả chi phí đi lại cho học sinh tham gia nhưng cũng có trường yêu cầu học sinh tự lo phí đi lại hoặc bữa trưa. Vì vậy, bạn nên gọi điện để tìm hiểu trước. Nếu không thể trực tiếp gọi điện, bạn có thể nhờ văn phòng dịch vụ hỗ trợ dưới đây đăng ký giúp bạn

Cổng thông tin du học Nhật Bản (Takadanobaba, Tokyo)

Điện thoại: +81-3-3360-7985

http://www.goto-japaschool.jp/

THỦ TỤC NHẬP HỌC TỪ VIỆT NAM

  1. Chọn trường cao đẳng theo nguyện vọng
  2. Nộp hồ sơ, nộp lệ phí
  3. Thi đầu vào
  4. Nhận kết quả
  5. Làm hồ sơ nhập học
  6. Làm thủ tục đăng ký visa

**Thông thường mất khoảng 2-3 tháng cho đến khi nhận được visa. Vì vậy, nếu dự định nhập hoc vào tháng 4 năm 2013 thì tiến hành làm thủ tục từ tháng 1 năm 2013. Tài liệu: Giấy chứng nhận nhập học, giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú, 2 ảnh, hộ chiếu, bản gốc giấy chứng minh nhân dân (2 mặt trước, sau

  1. Xuất cảnh
  2. Nhập học

Học phí trung bình của trường chuyên môn

** Tuần báo (Đơn vị 1000 yên)

**Điều tra của Cục thống kê điều tra năm 2013 về Hiệp hội các trường chuyên môn ở Tokyo

Phân loại Tiền nhập học Tiền học phí Tiền thực tập Chi phí thiết bị Chi phí khác Tổng số
Lĩnh vực công nghiệp Đất đai, kiến trúc, đo lường 204 674 56 262 28 1224
Ô tô 216 386 229 183 250 1084
Xử lý thông tin – IT 167 613 120 272 25 1197
Điện – điện tử, Cơ khí v.v 198 635 177 291 13 1224
Lĩnh vực công nông nghiệp Công nghệ sinh học 180 542 112 351 23 1084
Lĩnh vực trị liệu Hộ lý 155 581 46 78 37 1197
Khám lâm sàng, trị liệu chiếu xạ, kỹ thuật lâm sàng 193 749 284 157 32 1284
Châm cứu–giác hơi-massage- bấm huyệt 399 1048 43 164 16 1208
Nha khoa, vệ sinh nha khoa 243 667 151 37 149 887
Những ngành khác 114 847 39 63 108 1415
Lĩnh vực vệ sinh Dinh dưỡng, món ăn 185 578 296 198 81 1731
Chế biến bánh kẹo 266 575 475 238 147 1247
Làm đẹp 108 559 194 174 243 1170
Những ngành khác 123 556 223 190 440 1358
Giáo dục xã hội, lĩnh vực phúc lợi Điều dưỡng, giáo dục 181 626 68 176 93 1701
Hộ lý phúc lợi 142 638 111 151 33 1236
Phúc lợi xã hội v.v 131 711 132 131 48 1533
Lĩnh vực thương nghiệp Kế toán, business, IT 140 627 39 151 53 1137
Du lịch, khách sạn, tham quan v.v 139 770 88 187 50 1074
Thư ký y tế, quản lý hành chính y tế 112 648 82 173 39 1091
Những ngành khác 151 771 52 103 73 961
Lĩnh vực thời trang, gia chánh Thời gian – gia chánh 177 576 27 162 52 1254
Lĩnh vực đào tạo văn hóa Ngôn ngữ 124 826 21 131 18 1054
Mỹ thuật, thiết kế, ảnh 177 760 105 196 38 1150
Âm nhạc, kịch nghệ, điện ảnh, truyền hình 179 728 122 338 5 1002
Luật pháp hành chính 146 681 95 44 76 1120
Thể thao 154 655 62 206 144 1282
Động vật 203 496 238 230 106 1273
Phim hoạt hình, diễn viên lồng tiếng, game 155 787 88 236 9 1274
Những ngành khác 161 658 58 176 6 1057
Khoa tiếng Nhật 83 717 33 29 36 898

**Cộng gộp giá bình quân của các môn học mà tổng số không giống nhau. Số tiền đã được làm tròn chỉ khoảng 1000 yên