NHỮNG KỸ NĂNG CẦN BIẾT ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI ĐỘNG ĐẤT Ở...

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN BIẾT ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI ĐỘNG ĐẤT Ở NHẬT BẢN

0
CHIA SẺ

Trận động đất và sóng thần vùng phía Đông Nhật Bản xảy ra vào ngày 11.3.2011 đã gây ra chấn động mạnh toàn bán đảo Nhật Bản mà trung tâm là vùng Đông Nhật Bản khiến 18,475 người chết và mất tích

dong-dat-song-than-nam-2011

Vào ngày 17.1.1995, đã xảy ra đại thiên tai Hanshin Awaji, đây là trận động đất lớn tại vùng Tây Nhật Bản khiến 6,437 người chết và mất tích. Ngoài ra còn có rất nhiều trận động đất lớn nhỏ vẫn xảy ra hàng ngày trên dọc bán đảo Nhật Bản. Để chuẩn bị đối phó với động đất, chúng ta nên và có thể làm gì?

Sự khác biệt giữa độ mạnh và độ rung

Cấp độ Cảm giác và tình trạng xung quanh
0 Con người không cảm nhận được rung lắc nhưng đồng hồ do động đất ghi lại độ rung lắc
1 Con người có thể cảm nhận được rung lắc rất nhẹ nếu ở trong phòng yên tĩnh
2 Hơn một nửa số người ở trong phòng yên tĩnh có thể cảm nhận được rung lắc. Đèn hay những đồ vật treo có rung chuyển nhẹ
3 Hầu hết người trong phòng có thể cảm nhận được rung lắc. Dây điện rung chuyển nhẹ
4 Đèn hay đồ vật treo lắc mạnh, bát đĩa trong tủ tạo ra tiếng kêu. Những đồ vật không được cố định có thể bị đổ
5 yếu Đèn và đồ vật treo lắc mạnh, bát đĩa, sách bị rơi khỏi giá. Đồ vật không cố định bị đổ. Đường phố có thiệt hại
5 mạnh Cảm thấy khó bước đi dù đã có điểm để bám

Đồ vật không cố định bị bổ. Cửa kính vỡ. Tường gạch không được gia cố có thể bị sập

6 yếu Khó có thể đứng vững. Cửa ra vào có thể bị kẹt không mở dudowjc

Gạch tường và cửa kính bị vỡ và rơi

6 mạnh-7 Không thể đứng vững

Đồ vật không được cố định đều bị xê dịch, rơi đồ, tường gạch cũng bị sập hoàn toàn

Khi nghe tin thời sự về động đất chúng ta thường nghe thấy câu “Động đất lần này mạnh 6 độ ríc-te, độ rung của từng vùng cụ thể là Tokyo 4 độ…”. Độ mạnh là chỉ số chỉ mức độ lớn (quy mô) về năng lượng của trận động đất, còn độ rung là chỉ số về mức độ rung lắc của từng nơi cụ thể. Ngoài ra, độ rung của động đất tại Nhật Bản do Cục khí tượng quy định được chia thành 10 cấp độ

Trước tiên hãy chuẩn bị những đồ dự phòng dùng khi gặp bất trắc và những đồ cần mang theo

nhung-do-can-thiet

  • Đồ uống
  • Đồ ăn khẩn cấp (có thể ăn ngay)
  • Đèn pin và pin dự phòng
  • Thuốc (bao gồm cả thuốc thường dùng)
  • Điện thoại di động, nạp pin khi khẩn cấp
  • Mũ bảo hiểm
  • Áo mưa
  • Tiền mặt
  • Giấy tờ tùy thân (bằng lái xe,v.v)
  • Con dấu, sổ tiết kiệm,
  • Thẻ bảo hiểm

Các chỉ dẫn tùy theo từng tình trạng xảy ra

Khi có động đất, nguyên tắc đầu tiên quan trọng nhất là “bảo vệ đầu”. Dù bị thương ở vùng khác nhưng nếu đầu được bảo vệ thì xác suất sống sót cao hơn

bao-ve-dau

Ngoài ra, rung lắc thường kết thúc trong khoảng 5 phút dù động đất lớn đến đâu nên quan trọng là bình tĩnh đợi cho đến khi rung lắc giảm xuống

  • Khi ở trong nhà (nhà, nơi làm việc, những nơi công cộng)

Tránh xa những đồ vật dễ đổ, chui xuống dưới bàn để bảo vệ mình. Nếu có thể di chuyển thì mở cửa sổ và cửa ra vào để có sẵn lối thoát. Chú ý gạch hay gương rơi vào đầu ở nhà tắm. Ở bếp, nếu thấy rung lắc thì nên tránh xa bếp ga, khi rung lắc đã giảm thì bình tĩnh tắt lửa. Tại văn phòng hay khu mua sắm thì dùng túi xách để bảo vệ đầu, thoát hiểm theo chỉ dẫn của nhân viên

dongdat

Khi lánh nạn ra ngoài cần chú ý vật rơi vào đầu, không dùng thang máy. Nếu đang đi thang máy thì ấn tất cả các tầng và xuống ở tầng đầu tiên. Khi bị tắc trong thang máy thì bình tĩnh ấn nút gọi khẩn cấp để liên lạc với bên ngoài

  • Khi ở ngoài đường

Cột điện, máy bán hàng tự động, gạch đá, cửa kính, biểu hiện cửa hàng có thể đổ hoặc rơi xuống đường nên cần dùng túi xách để bảo vệ đầu, tránh xa các tòa nhà ra lánh nạn và giữa đường lớn

Trước tiên hãy chuẩn bị những đồ dự phòng dùng khi gặp bất trắc và những đồ cần mang theo

cach-ung-pho-khi-xay-ra-dong-dat-768x538

  • Găng tay bằng da hoặc gang tay bằng vải
  • Quần áo (quần áo lót, tất dầy)
  • Bạt nilon loại dày
  • Khăn, giấy ăn
  • Giấy ướt
  • Miếng làm ấm
  • Bát đĩa giấy
  • Khẩu trang
  • Diêm hoặc bật lửa
  • Nến
  • Dao đa chức năng
  • Tấm giữ nhiệt bằng nhôm
  • Dây
  • Còi (dùng khi cần gọi cứu trợ)
  • Radio di động
  • Điện thoại di động, nạp pin khi khẩn cấp
  • Tiền xu 10 yên để gọi điện thoại công cộng
  • Bút viết
  • Màng bọc thực phẩm
  • Bếp ga du lịch
  • Xô chậu nhựa
  • Dầu gội đầu không cần nước
  • Thanh đẩy
  • Bình cứu hỏa
  • Quần áo lót giấy
  • Đồ dùng vệ sinh cá nhân của phụ nữa
  • Nhà vệ sinh dùng khi khẩn cấp

Khi trên các phương tiện giao thông

Nếu đang ngồi thì cúi xuống và dùng túi xách bảo vệ đầu. Nếu đang đứng thì ngồi xuống, bám chắc vào tay nắm để không bị ngã

Khi đang điều khiển xe ô tô thì dừng xe vào bên trái đường và bật đèn khẩn cấp, tắt động cơ. Nếu lánh nạn thì để chìa khóa lại ở xe, không khóa cửa, viết địa chỉ liên lạc. Chỉ mang theo đồ dùng quan trọng như bảo hiểm xe đi lánh nạn

Cần chuẩn bị gì cho động đất

Để giảm nhẹ thiệt hại của động đất thì quan trọng nhất là luôn chuẩn bị cho trường hợp động đất xảy ra. Cụ thể cần chuẩn bị những gì chúng tôi đã tóm tắt theo các mục dưới đây

  • Chuẩn bị để có thể bình tĩnh đối phó

Xem trước cửa thoát hiểm và lối lánh nạn ở nhà, trường học, nơi làm thêm

Tương tự, kiểm tra trước những nơi lánh nạn gần nhất và đi bộ thử đến đó. Lúc đó cần kiểm tra xem có địa điểm nào nguy hiểm trên đường đi không

Cần nói chuyện trước với bạn bè, nhân viên của trường hay đồng nghiệp cùng nơi làm thêm về cách liên lạc khi có động đất

  • Chuẩn bị trong nhà

ở nhà chung cư thường được đặt sẵn bình cứu hỏa, hay xem trước cách sử dụng. Nếu không có bình cứu hỏa thì có thể mua tại Homecenter

những đồ gia dụng cao, đồ điện như tivi cần cố định vào tường hoặc trần nhà bằng dụng cụ chuyên dụng để không bị đổ khi rung lắc

Những dịch vụ liên quan tới động đất giúp ích cho bạn

  • Tin nhắn khi gặp động đất (Saigai dengon dial)

Đây là dịch vụ thu âm lời nhắn bằng điện thoại của NTT. Có thể dùng được ở cả di động. Gọi điện đến số 171, nhập số điện thoại của mình khi ghi âm lời nhắn. Khi muốn nghe thì nhập số điện thoại của người kia

NTT Đông Nhật Bản, số điện thoại nhắn tin khi động đất

http://www.ntt-east.co.jp/saigai/voice171/

  • Dịch vụ để lại lời nhắn khi động đất

Là dịch vụ của công ty điện thoại di động thiết lập khi có động đất lớn. Có thể sử dụng thông qua trang web của các công ty điện thoại. Đối với điện thoại smartphone cần tải phần mềm sử dụng trước. Xem trước cách dùng trên trang web

NTT docomo http://www.nttddocomo.co.jp/info/disaster

Softbank mobile http://mb.softbank.jp/mb/service/dengon/

AU http://www.au.kddi.com/notice/saigai_dengon/index.html

  • Điện thoại mạng

Khi xảy ra động đất, đường dây điện thoại thường bị tắc nghẽn, khó liên lạc nhưng đường dây internet không bị cắt nên có thể liên lạc bằng Skype hoặc viber. Hãy chuẩn bị trước những phần mềm giống bạn bè để đề phòng khi khẩn cấp

Skype http://www.skype.com

Viber http://www.viber.com

Những apply tiện ích cho máy điện thoại

  • Yurekuru Call (iphone)

Là phần mềm thông báo nhanh động đất. Khi xảy ra động đất, phần mềm này tự động khởi động và thông báo cho biết thời gian, độ rung sắp xảy ra. Khi ở nơi không có tivi, radio cũng vẫn có thể nhận được thông báo động đất khẩn cấp

  • Radiko.jp (iphone, android)

Không có đài radio nhưng bạn vẫn có thể nghe phát thanh thông qua mạng internet (có giới hạn vùng)

  • Flash light (iphone, android)

Có thể dùng điện thoại của mình thay cho đèn pin. Có thể lựa chọn nhiều loại ánh sáng tùy theo từng nhu cầu