Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản
- Những thủ tục cần thiết phải làm tại phòng lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam
Bạn cần lưu ý những thủ tục liên quan đến hộ chiếu như xin gia hạn thời gian hiệu lực của hộ chiếu, xin phát hành lại khi bị mất hộ chiếu. Tất cả các thủ tục đều có thời hạn riêng nên phải xác nhận và đăng ký làm thủ tục sớm
- Nội dung thủ tục
Phát hành các loại giấy chứng nhận, phát hành, thay đổi, gia hạn visa, thay đổi, gia hạn tư cách lưu trú, hỗ trợ và bảo hộ người Việt Nam lưu trú.
Các vấn đề thủ tục thông thường, quảng cáo và hoạt động văn hóa
- Lãnh sự tại Tokyo: Điện thoại: 03-3466-3313, 03-3466-3314, 03-3466-3311
- Số điện thoại khẩn cấp gọi vào ngày nghỉ
Email: vnembasy@blue.ocn.ne.jp
Website: http://www.vietnamembassy-japan.org
- Thời gian làm việc (Từ thứ 2 đến thứ 6)
Hộ chiếu, đăng ký liên quan gia đình, đăng ký quốc dân, xác nhận lãnh sự: Từ 9:00 – 16:00
Nhận visa: 9:00 – 12:00
Đổi visa: 13:30 – 16:00
Thứ bảy, chủ nhật, các ngày lễ của Nhật Bản, các ngày lễ của Việt Nam: nghỉ
Số điện thoại: 080-4006-0234 phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản, trực từ 9:00 đến 18:00
- Các thủ tục chủ yếu
- Gia hạn hộ chiếu
Giấy tờ cần thiết: Phô tô 2 mặt của thẻ cư trú, đơn đăng ký cấp phát hộ chiếu 1 bản (phòng lãnh sự cấp), ảnh màu 2 ảnh (3,5 x 4,5 cm), giấy chứng minh nhân dân
- Đăng ký cấp lại hộ chiếu
Giấy tờ cần thiết: Hộ chiếu, đơn đăng ký cấp hộ chiếu, ảnh màu 2 ảnh (3,5 x 4,5 cm), giấy chứng nhận tư cách lưu trú
Tổng lãnh sự quán toàn nước Nhật
Tổng lãnh sự quán | Số điện thoại |
Tổng lãnh sự quán tại Osaka | +81-72-2216-666/ +81-72-2216-603 |
Tổng lãnh sự quán tại Fukuoka | +81-92-2637-668/ +81-92-2637-669/ +81-80-3375-9789 |
SỐ ĐIỆN THOẠI PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO HỘ CÔNG DÂN
Số điện thoại phục vụ công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản gồm
- Đường dây nóng: 080-3590-9136 trực 24/24 giờ
- Số điện thoại 090-6187-6644 phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, trực từ 9:00 đến 18:00
- Số điện thoại 080-4006-0234 phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản, trực từ 9:00 đến 18:00
Số điện thoại nội địa phục vụ công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại nước ngoài
- Tổng đài hỗ trợ công tác bảo hộ công nhân và pháp nhân tại Việt Nam ở nước ngoài: +84-4-62-844-844
CÁC THÔNG TIN VỀ THẺ CƯ TRÚ
Thẻ cư trú (在留カード)
Người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản từ 3 tháng trở lên phải có thẻ cư trú (RESIDENCE CARD). Thẻ cư trú luôn mang theo người và xuất trình cho những người ở Cục xuất nhập cảnh, cảnh sát khi yêu cầu. Hơn nữa cần thiết phải xin phép ở Cục xuất nhập cảnh địa phương trong trường hợp thay đổi nội dung thẻ, thay đổi cơ quan giáo dục quản lý mình.
=> Trình tự làm thủ tục
Các trường hợp nhập cảnh từ sân bay Narita, sân bay Haneda, sân bay Chyubu, sân bay Kansai
Khi làm thủ tục nhập cảnh phải đóng dấu ngày nhập cảnh ở hộ chiếu và kèm theo “Thẻ cư trú”. Trong vòng 14 ngày nếu có chỗ ở chính thức phải mang “Thẻ cư trú” đến trình báo tại cơ quan có thẩm quyền tại nơi cư trú.
Nhập cảnh không phải từ các sân bay trên. Khi làm thủ tục nhập cảnh phải đóng dấu ngày nhập cảnh ở hộ chiếu, đồng thời phải đóng dấu < Thẻ cư trú cấp sau>.Thẻ cư trú sẽ được gửi đến nơi đăng kí tạm trú sau khi được phép của nơi đó
Giấy cấp phép hoạt động ngoài học tập (資格外活動の許可)
Đi “du học” là để học tập tại các trường của Nhật Bản, nên không chấp nhận đi làm thêm. Nếu muốn đi làm thêm du học sinh phải
được Cục quản lý nhập cảnh cấp “Giấy chứng nhận tư cách làm thêm. Những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, cao học, trường dạy nghề đang tìm việc, có tư cách cư trú “hoạt động đặc biệt” cũng phải xin giấy chứng nhận làm thêm.
Thủ tục về nước tạm thời (一時帰国手続)
Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản muốn tạm thời về nước hoặc đi ra nước ngoài một thời gian sau đó quay lại Nhật với tư cách cư trú hiện có, phải xin giấy phép tái nhập cảnh tại Cục nhập cảnh địa phương trước khi rời Nhật Bản. Với những người cư trú dài hạn, hộ chiếu còn hiệu lực và có thẻ cư trú, khi rời Nhật Bản có ý định trở lại Nhật trong vòng 1 năm, về nguyên tắc không cần xin phép tái nhập cảnh.
Khi xuất cảnh ra khỏi Nhật Bản cần trình thẻ cư trú và luôn nhớ phải xác nhận ở dòng trên thẻ ED là sẽ trở lại Nhật Bản.
Gia hạn thời gian cư trú(在留期間の更新
Muốn lưu lại Nhật Bản quá thời gian cho phép khi nhập cảnh, phải làm thủ tục gia hạn tại Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú (thông thường Cục nhập cảnh nhận đơn gia hạn trước 3 tháng). Nếu cư trú bất hợp pháp, sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.
Thay đổi tư cách cư trú(在留資格の変更)
Nếu muốn tham gia hoạt động khác ngoài hoạt động quy định mà được phép hoạt động, phải được Cục quản lý nhập cảnh địa phương đang cư trú cho phép đổi sang tư cách cư trú khác.
Nếu không được phép mà cứ tiến hành tham gia hoạt động khác ngoài tư cách cư trú được phép hoạt động, sẽ bị phạt và trục xuất về nước.
Hủy bỏ tư cách cư trú(在留資格の取り消し)
Người làm thủ tục xin Visa khai sai lý lịch cá nhân và nộp giấy tờ giả mạo thì sẽ bị hủy bỏ tư cách cư trú.
Sau khi được cấp tư cách cư trú, trong vòng 3 tháng mà không vào Nhật, thì tư cách cư trú sẽ bị hủy bỏ. (Trừ những trường hợp có lý do chính đáng)
Mời người thân sang Nhật(家族の呼び寄せ)
Vợ, chồng, người thân hoặc con cái của những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, kỹ thuật chuyên nghiệp, dạy nghề có visa “Du học” có thể lưu trú tại Nhật với visa “Đoàn tụ gia đình”. Thời gian lưu trú phụ thuộc vào người nuôi dưỡng.
Xin phép Cục xuất nhập cảnh(入国管理局への届出)
Trường hợp thay đổi tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, khu vực, hoặc thay đổi trường trong vòng 14 ngày kể từ ngày thay đổi phải xin phép Cục xuất nhập cảnh địa phương.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà Haruka muốn cung cấp cho các bạn du học sinh để các bạn có kế hoạch sinh sống và học tập một cách thuận tiện và dễ dàng hơn khi ở nơi đất khách quê người. Chúc các bạn sớm thích nghi và có thể trở thành những công dân Việt Nam văn minh và có ích khi đang sinh sống tại Nhật Bản